Gợi ý 8+ món ăn món ăn ngày Tết Cổ Truyền đậm chất Việt Nam

Dịp Tết Cổ truyền chính là thời điểm mà mọi người trong gia đình sum vầy và hội họp cùng nhau ăn những món ăn tạo nên đặc trưng của ngày tết. Bạn đang lo lắng khi phải chuẩn bị mâm cỗ cho ngày tết nhưng vẫn chưa biết chuẩn bị những món ăn nào? Đừng lo, hãy cùng pacificroomalki.com đi tìm hiểu ở bài viết này để lựa chọn những món ăn ngày Tết ngon và hấp dẫn nhé!

Contents

I. Tổng hợp 9 món ăn ngày Tết cả 3 miền

1. Bánh chưng/ Bánh tét

Bánh chưng – món ăn đặc trưng làm nên Tết cổ truyền

Bánh chưng hoặc bánh tét được xem là một trong những món ăn ngày Tết đã có từ lâu và đây cũng chính là đặc trưng nổi bật của Tết ở 3 miền Việt Nam. Ở miền Bắc sẽ gói bánh chưng vuông tượng trưng cho đất còn ở miền Nam sẽ gói bánh tét thon và dài. Bánh chưng và bánh tét được dân gian lưu truyền truyền thuyết từ thời vua Hùng với sự cầu mong mưa thuận gió hòa trong một năm. Bánh chưng sự là sự kết hợp hoàn hảo giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh ngọt bùi, tiêu cay cùng với thịt mỡ béo ngậy. Khi ăn cùng với củ kiệu muối không lẫn đi đâu được hương vị của ngày Tết cổ truyền.  

2. Thịt gà luộc

Thịt gà luộc chính là một món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu của người dân 3 miền. Là một món luôn xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết cùng với bánh chưng. Theo quan niệm của ông cha ta thì việc dâng cúng gà luộc đầu năm sẽ mang ý nghĩa cầu mong một năm mới với khởi đầu may mắn, thuận lợi.

Gà được chọn để cúng ở mâm cỗ ngày Tết được lựa chọn kỹ lưỡng, làm sạch sau đó cho vào nồi luộc thêm một số gia vị như gừng, hành, tiêu,..sẽ giúp gà thơm và ngon hơn. Gà luộc chín tới sẽ có màu vàng với tiêu chuẩn không được rách da, khi ăn sẽ chấm với muối tiêu chanh, mang đến một hương vị rất riêng biệt của ngày Tết.

3. Thịt đông

Thịt đông là một trong những món ăn ngày Tết không thể thiếu ở miền Bắc

Đây là món ăn đặc sản của người miền Bắc, đặc biệt là người Hà Nội. Thịt đông được làm từ thịt ba chỉ, thịt gà hoặc da heo nấu cùng nấm hương, mộc nhĩ đặc biệt phải có bì lợn mới tạo kết dính và thịt phần đông giòn hơn. Cách nấu cũng khá đơn giản chỉ cần xào các nguyên liệu rồi đem ninh nhừ rồi bỏ tủ lạnh ngăn mát khoảng 12 tiếng là đã có món thịt đông chuẩn vị.  Thịt đông có lớp mỡ trắng mịn trên bề mặt. Khi ăn thì xắn ra từng miếng vì thịt đông nếu thời tiết nóng sẽ dễ tan chảy. Đây cũng là một món vô cùng độc đáo và thú vị của ngày Tết.

4. Canh khổ qua dồn thịt

Khổ qua là một trong những thực phẩm mang đến nhiều lợi ích sức khỏe với người ăn. Đặc biệt món canh này thường xuất hiện vào dịp tết ở miền Nam với ý nghĩa đuổi xui xẻo của năm cũ, đón năm mới may mắn hơn. Mướp đắng có hương vị thanh mát, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thường được nhồi với thịt lợn và nấm mèo thêm hạt tiêu. Khi ăn sẽ mang lại cảm giác thanh mát có chút đắng của mướp đắng hòa quyện cùng miếng thịt mềm, có nhiều ý nghĩa đặc biệt của ngày Tết.

5. Củ kiệu muối

Khác với miền Trung và miền Nam, đặc điểm nổi bật trong mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc là món củ kiệu muối. Củ kiệu muối sẽ được ăn cùng với bánh chưng để giảm độ ngấy của nếp hay thịt đông giúp kích thích vị giác trong ngày Tết.  Củ kiệu được ngâm thấm đủ gia vị chua ngọt, khi ăn kèm với tôm khô, chút đường cát tạo nên món ăn có vị mặn ngọt, giòn sần sật  rất lý tưởng cho cánh đàn ông nhâm nhi ngày tết. 

Củ kiệu là món ăn đơn giản nhưng lại là món không thể thiếu trong ngày Tết, hiện nay ngày càng nhiều gia đình ở các vùng miền khác mê củ kiệu với sự biến tấu cũng đa dạng hơn. 

6. Giò thủ

Cùng với bánh chưng, bánh tét, thịt đông và nem rán (giò mỡ), đây là món ngon ngày Tết không thể thiếu trong mâm cơm của nhiều gia đình. Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt mộc nhĩ (đầu heo) được xào cùng các nguyên liệu khác như mộc nhĩ, tiêu, muối rồi nhồi và nén lại. Một món ăn có nguồn gốc từ miền bắc, hiện nay nó đã phổ biến khắp 3 miền. Giò thủ có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà” vậy nên giò thủ trong mâm cỗ ngày Tết thực sự không thể nào thiếu. 

7. Măng khô hầm chân giò

Măng khô hầm chân giò mang hương thơm béo thích hợp với cái Tết miền Bắc

Những ngày Tết đến xuân về không thể nào thiếu được một bát canh măng khô hầm chân giò thơm ngon và beo béo. Nồi canh măng hầm chân giò là đặc trưng của ngày tết miền Bắc. Món canh này cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của ông bà xưa khi sử dụng món canh có nguồn gốc từ thiên nhiên hơn nữa món ăn cũng khá bổ dưỡng nhiều dinh dưỡng.  Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt được vị chua chua, nhẫn nhẫn của măng và vị ngọt bùi của xương, thịt khá hấp dẫn đấy!

8. Nem rán

Nem rán là món ăn ngon trong ngày Tết ở cả 3 miền với cách chế biến hơi công phu, thể hiện sự tinh tế và chuẩn xác của người Việt trên mâm cỗ ngày Tết. Băm nhỏ thịt cùng với hành tây, cà rốt, nấm đông cô, mộc nhĩ và các khúc nhỏ rồi trộn trứng và gia vị. Sau đó trộn tất cả các nhân đã hoàn thành vào bánh tráng mỏng, cuộn lại và chiên vàng. Nem nên được cuộn đều và rán đều với lửa vừa phải.  Nem rán có màu vàng khi ăn giòn rụm chấm kèm nước chấm chua ngọt cuốn cùng rau sống sẽ khiến khẩu vị ngày Tết được trung hòa trong những món ăn nhanh ngán. 

9. Thịt kho hột vịt

Thịt kho hột vịt mà món ăn truyền thống đặc trưng ngày Tết miền Nam

Thịt kho hột vịt là một trong những món ăn ngày Tết đặc trưng của người dân Nam Bộ. Món ăn này chính là sự kết hợp hoàn hảo của trứng hay hột vịt, thịt kho và nước dừa khá hấp dẫn. Đặc biệt màu vàng đậm của thịt kho hột vịt giúp tô điểm thêm cho mâm cơm ngày Tết. Món ăn này tạo nên một hương vị thơm ngon khó cưỡng với người thưởng thức, đặc biệt có thể thay đổi khẩu vị của ngày Tết khi ăn kèm với cơm trắng hoặc dưa giá muối. 

II. Lời kết

Có thể thấy được ẩm thực của Việt Nam ngày Tết thực sự rất đa dạng và hấp dẫn với nhiều món ăn từ các nguyên liệu khác nhau. Hy vọng với những tổng hợp về những món ăn ngày Tết này sẽ giúp bạn có thực đơn ngày Tết phong phú và hấp dẫn nhất! Cảm ơn đã đón đọc! Đừng quên cập nhật những món ăn ngon hấp dẫn khác tại chuyên mục Đồ ăn ngon của chúng tôi nhé!

Bài viết được đề xuất