Sữa chua là món ăn, món tráng miệng mà hầu hết trẻ con và người lớn ai cũng ưa thích. Ngoài sữa chua vị truyền thống thì hiện nay sữa chua đã được biến tấu ra thành nhiều kiểu và nhiều vị, được kết hợp để ăn cùng nhiều nguyên liệu khác nhau như sữa chua nếp cẩm, sữa chua hoa quả, sữa chua nha đam, sữa chua hạt chia… Trong chuyên mục đồ ăn ngon ngày hôm nay, Pacificroomalki sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm sữa chua nếp cẩm đơn giản tại nhà thơm ngon và hấp dẫn nhé!
Contents
I. Ăn sữa chua nếp cẩm có tốt cho sức khỏe hay không?
Chỉ riêng sữa chua đã rất tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp cùng nếp cẩm, hai nguyên liệu ấy đem lại những công dụng tuyệt vời:
1. Cải thiện tiêu hóa
Trong sữa chua có chứa rất nhiều men vi sinh, lợi khuẩn, hỗ trợ cho dạ dày, giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn và thanh lọc, đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.
2. “Thần dược” cho da và cơ thể
Cung cấp độ ẩm cho da và làm mịn da là những gì mà “thần dược” sữa chua mang lại, không những chỉ tốt cho phụ nữ mà còn tốt cho tất cả mọi người. Món ăn ngon, bổ dưỡng này còn giúp tiêu hao chất béo, giảm mỡ thừa mang lại vóc dáng thon gọn hơn.
3. Tốt cho máu
Nếp cẩm còn có tên gọi khác là “bổ huyết mễ”, chính là để chỉ nếp cẩm còn có công dụng bổ huyết, rất tốt cho việc lưu thông máu. Chị em phụ nữ khi bị “bà dì gõ cửa” có thể ăn sữa chua nếp cẩm để bổ máu, giúp hạn chế các hiện tượng thiếu máu lên não, chóng mặt, đau đầu…
II. Cách làm sữa chua nếp cẩm đơn giản tại nhà
Chúng ta cùng tìm hiểu cách làm sữa chua và nếp cẩm đơn giản tại nhà. Nguyên liệu để làm ra sữa chua nếp cẩm vô cùng đơn giản và dễ tìm. Để làm được món ngon bổ dưỡng này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:
1. Chuẩn bị nguyên liệu
(Đây là nguyên liệu để cho ra thành phẩm khoảng 16-18 hũ thủy tinh đựng sữa chua, bạn có thể tăng giảm tỉ lệ tùy theo lượng sữa chua mà mình mong muốn)
- Sữa tươi không đường: 1 lít
- Sữa đặc có đường (sữa ông thọ): 3 muỗng canh (khoảng 1/2 lon)
- Sữa chua cái (hoặc men cái): 1 hộp
- Gạo nếp cẩm: 200 gr
- Nước cốt dừa: 100 ml
- Đường nâu: 100 gram (có thể thay thế bằng đường cát trắng)
2. Các bước làm sữa chua
Bước quan trọng nhất trong tất cả các bước để làm ra sữa chua nếp cẩm chính là làm sữa chua.
- Bước 1: Trộn các nguyên liệu
Đầu tiên, bạn trộn sữa đặc và sữa tươi không đường vào nồi to và khuấy nhẹ cho hai nguyên liệu tan đều, hạn chế tối đa việc tạo bọt. Tiếp theo, bạn đun sữa đến khoảng 80 – 85 độ C sau đó để cho sữa nguội về khoảng 40 độ. Việc đun nóng này để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình lên men tự nhiên.
Sau đó, bạn cho sữa chua không đường (hoặc men cái) vào và đảo nhẹ. Men sẽ hoạt động tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 32 – 48 độ C, do đó ở bước này, bạn nên có một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ sữa trong suốt quá trình làm sữa chua nhé.
Cuối cùng, bạn rót hỗn hợp sữa chua ra hũ thủy tinh có nắp đậy (hoặc các loại hũ khác như hũ nhựa, vỏ hộp… nhưng để thành phẩm được ngon và an toàn nhất thì các bạn nên đựng trong hũ thủy tinh).
- Bước 2: Ủ hỗn hợp sữa
Có rất nhiều cách ủ khác nhau như dùng nồi cơm điện, nồi chiên không dầu, lò vi sóng, thùng xốp, hoặc ủ ngoài trời nắng… Chỉ cần nhiệt độ của sữa ổn định trong khoảng từ 32 – 48 độ C tạo điều kiện cho men hoạt động tốt là được. Thời gian lý tưởng để ủ sữa có thể từ 4 đến 10 tiếng tùy vào thành phần, lượng men trong sữa và nhiệt độ lúc ủ.
- Bước 3: Bảo quản sữa chua
Sau khi sữa chua đã đạt độ chua và độ sánh mịn như mong muốn, bạn xếp từng hũ vào tủ lạnh để bảo quản và dùng dần. Giữ lạnh sữa chua sẽ giúp cho quá trình lên men chậm lại, sữa không bị chua quá nhanh và có thể bảo quản được lâu hơn (tối đa 2-3 tuần nếu bảo quản lạnh).
Thành phẩm sữa chu sau khi đã hoàn thành cần có độ mịn, độ đông đặc vừa phải, mặt sữa chua không bị rỗ hay tách nước và phải đạt độ chua vừa phải, không quá gắt hay quá ngọt, tạo được hương vị tự nhiên.
3. Cách nấu nếp cẩm
Trong thời gian ủ sữa chua thì các bạn chuẩn bị nếp cẩm. Bạn nên ngâm gạo nếp cẩm trong khoảng 4 tiếng hoặc để ngâm qua đêm (6-8 tiếng). Sau đó, vo sạch gạo và loại bỏ vỏ trấu còn dư.
Cho gạo vào nồi và đổ nước sâm sấp mặt gạo nếp cẩm, nấu cho tới khi gạo nếp chín mềm nhừ, không quá khô, cứng hoặc không quá nhão, nát. Khi nếp cẩm chín, bạn cho đường vào đảo đều cho đường tan và để khoảng 5 phút cho ngấm, rồi cho nước cốt dừa vào trộn đều, tắt bếp và để nguội.
4. Yêu cầu thành phẩm
Khi nếp cẩm đã nguội, bạn cho nếp cẩm vào ly và ăn cùng với sữa chua, có thể cho thêm đá tuỳ khẩu vị mỗi người.
Yêu cầu khi thành phẩm của sữa chua nếp cẩm là sữa chua phải mịn, không có rỗ hay bọt khí, cũng không quá đặc hay quá loãng, độ chua dịu dễ chịu. Nếp cẩm đạt độ dẻo mềm, vị ngọt vừa phải, kết hợp cùng sữa chua mát lạnh đem lại hương vị thơm ngon tự nhiên, là món tráng miệng hoặc món ăn vặt cả nhà cùng yêu thích.
Bạn có thể tham khảo qua cách làm sữa chua nếp cẩm theo cách của video sau:
III. Nên ăn sữa chua nếp cẩm vào lúc nào?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng, nên ăn từ 3 đến 4 phần sữa chua nếp cẩm trong một tuần. Thêm vào đó, sữa chua nếp cẩm dùng làm món tráng miệng sau mỗi bữa tối có thể giúp cho dạ dày cân bằng độ PH, tiêu hoá nhanh và tốt hơn. Bạn cũng có thể dùng sữa chua nếp cẩm cho bữa xế chiều để giảm căng thẳng mệt mỏi, thoải mái tâm lý…
Sữa chua nếp cẩm có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như đã nêu ở trên, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Chúc bạn có thể hoàn thành món sữa chua nếp cẩm đơn giản tại nhà qua cách làm trên. Bạn cũng có thể biết thêm các cách làm sữa chua hấp dẫn khác tại nhà như: cách làm sữa chua uống, cách làm sữa chua nha đam, cách làm sữa chua hoa quả…