Dịp Tết cổ truyền là một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam. Giữa hai miền Bắc – Nam luôn có những nét đẹp riêng không chỉ về văn hóa đón Tết mà còn cả văn hóa ẩm thực. Dịp Tết mà bạn được thưởng thức văn hóa ẩm thực miền Nam là một kỷ niệm vô cùng khó quên trong đời với nhiều nét đặc sắc riêng biệt. Hôm nay hãy cùng pacificroomalki.com tìm hiểu về món ăn ngày tết miền Nam qua bài viết này nhé!
Contents
1. Món ăn ngày Tết miền Nam – Thịt kho tàu
Khi nhắc đến thực đơn món ăn ngày Tết miền Nam, chắc chắn bạn không thể quên được món thịt kho tàu hay thịt kho trứng nước dừa. Đây được xem là lựa chọn tối ưu được đa số người dân miền Nam lựa chọn thắp hương tổ tiên trong ba ngày Tết cũng như vì độ lưu giữ được món ăn cho đến khi phiên chợ trong năm mở lại.
Thịt kho tàu chính là thịt ba chỉ , thịt vai hay thịt đùi đầy đủ ba phần da, mỡ, nạc kho với hột vịt luộc và nước dừa. Thịt được cắt thành khối vuông, kho cùng trứng vịt tròn mang trong mình triết lý Phương Đông chính là sự hòa hợp giữa trời đất , âm dương và sự ấm áp đoàn viên giữa con cái và cha mẹ. Đây chính là minh chứng cho sự ấm áp và hạnh phúc của một gia đình truyền thống ở Việt Nam. Vì vậy, món thịt kho tàu đã trở thành hình ảnh độc quyền và quen thuộc trong mâm Tết miền Nam Việt Nam.
2. Bánh tét
Ba miền của đất nước ta đều có bánh Chưng, bánh Tét tuy nhiên mỗi vùng đều có nét riêng biệt. Miền Bắc ưa chuộng bánh Chưng , miền Nam ưa chuộng bánh Tét hình trụ dài nhưng đa số nguyên liệu nhân bánh đều giống nhau là đều có thịt mỡ, đậu xanh và gạo nếp. Người dân có thể chọn lá dong hoặc lá chuối để gói bánh. Tuy nhiên phải gói thật chặt và ép thật ráo nước để có thể để bánh trong thời gian lâu.
Bánh Tét ở miền Nam được biến tấu với nhiều loại như bánh Tét lá dứa, bánh Tét lá cẩm, bánh Tét gấc và với ba vị bánh chay, bánh mặn hay bánh ngọt.
Ở miền Nam, bánh Tét tượng trưng sự đùm bọc lẫn nhau và biết ơn cha ông và chính là món ăn để người dân miền Nam gửi gắm giá trị tinh thần và hi vọng về cuộc sống của năm mới ấm no, sung túc.
3. Canh khổ qua – Món ăn ngày Tết miền Nam
Những món ăn ngày Tết mà người dân mang đến không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn phải có ý nghĩa tốt đẹp cho một năm mới sắp đến. Với người miền Nam, đây là món ăn mang ý nghĩa mong muốn cho những khổ cực của năm cũ sẽ qua đi để chào đón sự may mắn, tốt đẹp trong năm mới sẽ tới.
Canh khổ qua được chế biến khá đơn giản với khổ qua nguyên trái, làm sạch ruột, nhân thịt heo xay nhuyễn hoặc chả cá, nấm mèo để khi nấu lên sẽ vừa dai vừa mềm và tạo ra vị thanh ngọt nước dùng.
Với vị đắng nhẹ của mướp đắng cùng vị ngọt nhẹ của thịt và vị giòn dai của nấm mèo sẽ tạo ra một món ăn đặc biệt trong mâm cỗ, không chỉ vậy còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chống ngán, giải mỡ,… giữa hàng ngàn món ăn ngày Tết.
4. Dưa món (Củ cải, su hào, cà rốt ngâm mắm)
Một trong những hình ảnh báo hiệu một cái Tết nữa lại đến với người Việt đó chính là làm một hũ dưa món trong tủ bếp. Đây được xem là giải pháp tối ưu để giải ngán chống mỡ hiệu quả nhất mà đa số 100% người dân Việt Nam lựa chọn.
Người dân tùy vào từng gia đình sẽ chọn củ cải, su hào hoặc cà rốt, bào vỏ rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Đặc biệt , để món ăn ngon hơn bạn phải phơi khô qua ba đến năm nắng. Nước mắm ngâm cũng là một yếu tố giúp món ăn ngon hơn, nước mắm phải hơi ngọt và hơi cay tuy nhiên phải giảm độ mặn để khi ăn kèm cùng thịt mỡ, nồi thịt kho không bị quá mặn.
5. Chả giò/ Chả lụa
Điểm mặt những món ăn ngày tết miền Nam và những mâm cỗ những dịp quan trọng không thể thiếu chả giò và chả lụa.
Món chả giò mang ý nghĩa mong ước cả năm được ấm no và tràn đầy sức khỏe cho cả gia đình. Nguyên liệu để tạo ra từng miếng chả giò tùy vào từng gia đình tuy nhiên đa số đều có nhân thịt xay nhuyễn, miến ngâm mềm cắt nhỏ và rau củ cắt hạt lựu hoặc bạn có thể biến tấu thêm nhân tôm để món ăn thêm chất dinh dưỡng. Ăn kèm cùng các loại rau và chấm kèm nước mắm chua ngọt là lựa chọn hoàn hảo thay đổi thực đơn trong ngày Tết.
Chả lụa tượng trưng cho sự phú quý và sang trọng, trong ấm ngoài êm của gia đình. Chả giò đa số được làm từ thịt được giã mịn hòa chung với gia vị tùy thích đặc biệt phải có tiêu , sau đó gói trong lớp lá chuối xanh mướt rồi đem luộc cho chín. Đây là món ăn ngày xưa được người dân dâng cho vua chúa trong những dịp quan trọng của đất nước.
Nhờ sự gìn giữ và lưu truyền mà cho đến ngày nay, chả lụa đã trở thành một món ăn quen thuộc, bình dị nhưng không kém phần sang trọng để tiếp đãi khách.
6. Củ kiệu trộn tôm khô
Món củ kiệu trộn tôm khô là một trong những món ăn được yêu thích nhất đặc biệt là các dân nhậu không thể bỏ qua.
Với vị chua của dưa kiệu cùng vị thơm ngọt của tôm đất làm người ăn càng ăn càng ghiền vì hương vị hòa quyện của nó. Ngoài ra, nếu bạn ăn cùng bánh Tét đây còn là sự kết hợp hoàn hảo tăng độ ngon của mâm cơm đãi khách.
7. Canh măng
Món ăn để mâm cơm ngày Tết trọn vẹn không thể quên canh măng tươi thơm ngon, đơn giản nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp chất xơ và nhiều vitamin cho cơ thể.
Canh măng sử dụng măng tươi, nấu cùng gà hoặc xương heo để hầm, tạo ra vị ngọt thanh của nước lèo, sợi măng dai giòn cùng miếng thịt mềm khiến bạn xao xuyến không thôi.
8. Mứt dừa
Không chỉ các món mặn, món ngọt cũng được ưu tiên trong bữa ăn dịp Tết miền Nam. Khay mứt trong ngày Tết mang đến ý nghĩa tốt lành, gia đình luôn tề tựu, sum vầy và mong ước một năm mới hanh thông, thuận lợi.
Bên cạnh các món mặn, mứt dừa là đại diện tiêu biểu, dễ tìm, dễ chế biến và dễ ăn khi được lựa chọn để nhâm nhi bên cạnh tách trà ấm được nhiều gia đình ưa thích. Để làm mứt dừa, bạn chỉ cần chọn quả dừa non, để ráo nước, ngâm với đường và tiến hành sên trên bếp đến khi khô ráo hẳn và phải đảo liên tục. Ngày nay, mọi người biến tấu mứt dừa có nhiều màu sắc sặc sỡ cùng hương liệu tự nhiên như dứa, củ dền, cà rốt, cam hay bắp cải tím.
Trên đây là một số thông tin về món ăn ngày tết miền Nam được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tết của miền Nam. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về Đồ ăn của chúng tôi nhé!